Bạn chưa có Tài khoản Diễn đàn?  Tạo một tài khoản

Đăng nhập

Duy trì trạng thái đăng nhập
Không thể truy cập vào tài khoản của bạn?

A1K37-PBC

Đăng nhập và bắt đầu chia sẻ với A1K37-PBC

Đề Thi-Tư Vấn-Giao Lưu Trao Đổi Về Học Tập

Cùng A1K37 chia trẻ các kiến thức, đề thi, kinh nghiệm của bạn!

Cùng trò trò chuyện với tất cả bạn bè ở khắp nơi

Hãy cùng chém gió, tâm sự và trở thành bạn bè của nhau!

Cùng chia sẻ những tấm ảnh về bạn

Hãy cùng cho mọi người biết về những hình ảnh đẹp nhất về bạn!

Bạn có biết?

Bạn có thể đăng nhập vào A1K37-PBC Online bằng tài khoản hiện tại của bạn?

Kết quả cho từ khoá ""

Đăng ký
Chat Box-Chém Gió

Chuyên Toán A1K37-PBC Online

Chuyên Toán A1K37-PBC Online | Đề Thi-Tư Vấn-Giao Lưu Trao Đổi Về Học Tập

Lên đầu trang
Bạn có thắc mắc về download: Click Here! 2. Nếu vẫn còn thắc mắc mong các bạn hãy đóng góp với chúng tôi qua topic này: Click Here! Cảm ơn các bạn đã đóng góp cho diễn đàn A1K37-PBC!

samacxanhTrung Tâm CAMMECH - Sat Feb 27, 2021 9:21 pm

pupubabyKho đề thi của Diễn đàn A1K37 - Sat Jun 04, 2016 9:36 pm

pupubabyĐề thi thử Trường Phổ thông Năng khiếu Tp.HCM - Sat Jun 04, 2016 9:32 pm

helloeveryoneTổng hợp 8 đề thi thử của BOXMATH năm 2011-2012 - Sat May 21, 2016 1:13 am

dongvan1[Hoa2013] Tổng hợp Đề thi thử Hóa học 2013 - Mon Sep 28, 2015 5:59 pm

errant852Tổng hợp Hình học không gian - Thu May 28, 2015 11:33 pm

nguyenthikimthucPhương pháp giải các bài tập Vật lí khó - Tue Apr 14, 2015 7:41 am

nguyenthikimthucKho bài tập Vật lí của thầy giáo Phan Xuân Sanh (THPT chuyên Phan Bội Châu)-thuvienvatly - Tue Apr 14, 2015 7:30 am

chauthanhtinChuyên đề: Câu b, bài Khảo sát hàm số - Tue Dec 30, 2014 7:06 pm

Đình NamĐề thi thử Hóa các trường THPT trên cả nước năm 2010-2011 - Wed Dec 24, 2014 7:52 pm

Đình NamĐề thi thử ĐH lần 6 - 2011, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội - Wed Dec 24, 2014 7:46 pm

daonguyenduyhoangChuyên đề Phương trình - Hệ phương trình - Fri Dec 05, 2014 3:50 pm

Heo Map Heo Map[Hot]Tổng hợp Đề thi thử ĐH của trường THPT chuyên Đại học Vinh (2007-2011) - Fri Oct 31, 2014 10:20 am

diepa1nqcon lắc đơn của thầy Chu Văn Biên - Mon Aug 25, 2014 9:30 pm

diepa1nqToàn bộ đề thi thử các trường chuyên ở Hà Nội năm 2011 - Mon Aug 25, 2014 9:26 pm

chauthanhtinĐề thi thử và đáp tất cả các môn của chuyên Nguyễn Huệ - Fri Aug 22, 2014 11:34 am

navcxdChiến thuật suy luận nhanh dựa vào đáp án để giải bài toán Hóa học - Wed Aug 20, 2014 10:03 am

navcxd[Dap An] Đề thi thử HÓA HỌC số 3 - BoxMath - Wed Aug 20, 2014 8:42 am

taiducdethuong96Bộ tài liệu tài liệu Vật lí của thầy Chu Văn Biên (THPT Hồng Đức) - Fri May 30, 2014 9:42 pm

vietsse19Du học Nhật Bản vừa học vừa làm 2014 - Fri May 16, 2014 9:16 am

thanhhung*THPT chuyên ĐH Vinh, Đề thi thử Lí Hóa năm 2009 và 2010* - Thu May 15, 2014 11:00 pm

vietdonanTHPT chuyên ĐH Vinh - Đề thi thử lần 3 - 2013 - Wed May 14, 2014 9:49 pm

vietdonan[FULL + DapAn]THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội, Thi thử lần 1-2012 - Wed May 14, 2014 9:30 pm

Các bài viết mới nhất

xem nhiều nhất

samacxanhTrung Tâm CAMMECH - Sat Feb 27, 2021 9:21 pm

pupubabyKho đề thi của Diễn đàn A1K37 - Sat Jun 04, 2016 9:36 pm

pupubabyĐề thi thử Trường Phổ thông Năng khiếu Tp.HCM - Sat Jun 04, 2016 9:32 pm

helloeveryoneTổng hợp 8 đề thi thử của BOXMATH năm 2011-2012 - Sat May 21, 2016 1:13 am

dongvan1[Hoa2013] Tổng hợp Đề thi thử Hóa học 2013 - Mon Sep 28, 2015 5:59 pm

errant852Tổng hợp Hình học không gian - Thu May 28, 2015 11:33 pm

nguyenthikimthucPhương pháp giải các bài tập Vật lí khó - Tue Apr 14, 2015 7:41 am

nguyenthikimthucKho bài tập Vật lí của thầy giáo Phan Xuân Sanh (THPT chuyên Phan Bội Châu)-thuvienvatly - Tue Apr 14, 2015 7:30 am

chauthanhtinChuyên đề: Câu b, bài Khảo sát hàm số - Tue Dec 30, 2014 7:06 pm

Đình NamĐề thi thử Hóa các trường THPT trên cả nước năm 2010-2011 - Wed Dec 24, 2014 7:52 pm

Đình NamĐề thi thử ĐH lần 6 - 2011, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội - Wed Dec 24, 2014 7:46 pm

daonguyenduyhoangChuyên đề Phương trình - Hệ phương trình - Fri Dec 05, 2014 3:50 pm

Heo Map Heo Map[Hot]Tổng hợp Đề thi thử ĐH của trường THPT chuyên Đại học Vinh (2007-2011) - Fri Oct 31, 2014 10:20 am

diepa1nqcon lắc đơn của thầy Chu Văn Biên - Mon Aug 25, 2014 9:30 pm

diepa1nqToàn bộ đề thi thử các trường chuyên ở Hà Nội năm 2011 - Mon Aug 25, 2014 9:26 pm

chauthanhtinĐề thi thử và đáp tất cả các môn của chuyên Nguyễn Huệ - Fri Aug 22, 2014 11:34 am

navcxdChiến thuật suy luận nhanh dựa vào đáp án để giải bài toán Hóa học - Wed Aug 20, 2014 10:03 am

navcxd[Dap An] Đề thi thử HÓA HỌC số 3 - BoxMath - Wed Aug 20, 2014 8:42 am

taiducdethuong96Bộ tài liệu tài liệu Vật lí của thầy Chu Văn Biên (THPT Hồng Đức) - Fri May 30, 2014 9:42 pm

vietsse19Du học Nhật Bản vừa học vừa làm 2014 - Fri May 16, 2014 9:16 am

thanhhung*THPT chuyên ĐH Vinh, Đề thi thử Lí Hóa năm 2009 và 2010* - Thu May 15, 2014 11:00 pm

vietdonanTHPT chuyên ĐH Vinh - Đề thi thử lần 3 - 2013 - Wed May 14, 2014 9:49 pm

vietdonan[FULL + DapAn]THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội, Thi thử lần 1-2012 - Wed May 14, 2014 9:30 pm



You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Mua sách của Friedman Empty Mua sách của Friedman Mon Mar 01, 2010 10:27 pm

lonelyplanet

lonelyplanet
lonelyplanet

lonelyplanet

Bài gửi : 1038

Birthday : 23/07/1993

Đến từ : Noi can phai ra di

Status : Luôn luôn lắng nghe


Quản trị viên

Quản trị viên
Ai có quyển Chiếc xe Lexus và Cây Ô-liu thì bán lại cho mình? Hoặc chỉ giúp mình mua ở mô taj Vinh.
Mình cũng muốn đok Thế giới có qúa nóg, phẳg, chật. Bản e.book cũg đk. Cho mìh link, thanx.

2Mua sách của Friedman Empty Re: Mua sách của Friedman Mon Mar 01, 2010 11:17 pm

prodigy

prodigy
prodigy

prodigy

Bài gửi : 258

Birthday : 28/04/1993


Điều Hành Viên

Điều Hành Viên
Vào trang vietlion.com mà down , không thì mai đưa usb tau copy cho.

3Mua sách của Friedman Empty Re: Mua sách của Friedman Mon Mar 01, 2010 11:27 pm

lonelyplanet

lonelyplanet
lonelyplanet

lonelyplanet

Bài gửi : 1038

Birthday : 23/07/1993

Đến từ : Noi can phai ra di

Status : Luôn luôn lắng nghe


Quản trị viên

Quản trị viên
Tiện thể, làm bàj 2,3,4,5,6 phần 2.3 chươg 2 bài t. Hùg chưa tau mượn

4Mua sách của Friedman Empty Re: Mua sách của Friedman Tue Mar 02, 2010 4:16 pm

prodigy

prodigy
prodigy

prodigy

Bài gửi : 258

Birthday : 28/04/1993


Điều Hành Viên

Điều Hành Viên
Tên của cuốn sách đó phải là: "nóng, phẳng,chật" thì mới đúng.
link để đọc là:http://c4ehcm.com/c4e/showthread.php?t=503

5Mua sách của Friedman Empty Re: Mua sách của Friedman Tue Mar 02, 2010 4:19 pm

prodigy

prodigy
prodigy

prodigy

Bài gửi : 258

Birthday : 28/04/1993


Điều Hành Viên

Điều Hành Viên
Thôi thì, vì cuốn sách khá hay nên xin post tạm lên 3 kỳ :
Hi vọng các bạn hứng thú với cuốn sách rất "nóng" này.
Kỳ 1: Thế giới nóng , phẳng, chật

TT - Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Hành tinh ngày càng nóng bức, chật chội hơn. Làm thế nào chúng ta thay đổi được tương lai?

Thomas Friedman - tác giả Thế giới phẳng và Chiếc Lexus và cây ôliu - trả lời qua cuốn sách mới nhất Nóng, phẳng, chật vừa được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành tại VN. Tuổi Trẻ trích đăng.


Chúng ta hãy bắt đầu với sự chật chội.

Sau đây là một thống kê đã làm tôi kinh ngạc. Tôi sinh ngày 20-7-1953. Nếu bạn vào trang web Infoplease.com và nhập ngày sinh của bạn, bạn sẽ nhận được kết quả ước tính số người có mặt trên Trái đất vào đúng ngày bạn sinh ra. Tôi đã thử làm và con số hiện ra ở ô kết quả là 2,681 tỉ. Nếu Chúa phù hộ, nếu tôi chăm đi xe đạp và ăn sữa chua thì tôi có thể sống đến 100 tuổi.

Đến năm 2053, Liên Hiệp Quốc dự đoán dân số hành tinh này sẽ là hơn 9 tỉ người nhờ những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh và phát triển kinh tế. Có nghĩa là trong suốt cuộc đời tôi, dân số thế giới đang tăng hơn gấp ba lần, số người sinh ra từ nay đến năm 2053 cũng xấp xỉ bằng số người có trên Trái đất vào ngày sinh của tôi.

Đặc biệt, Ủy ban Dân số của Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo ngày 13-3-2007 cho biết: “Dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỉ người trong 43 năm tới, khiến tổng dân số sẽ tăng từ 6,7 tỉ hiện tại lên 9,2 tỉ vào năm 2050. Mức tăng này bằng với quy mô dân số thế giới năm 1950 và chủ yếu tăng ở những khu vực kém phát triển - nơi dân số sẽ tăng từ 5,4 tỉ người năm 2007 lên 7,9 tỉ người năm 2050”.

Do đó, nếu bạn nghĩ hiện tại Trái đất đã là chật chội thì hãy chờ thêm vài thập kỷ nữa. Năm 1800, London là thành phố đông dân nhất thế giới với 1 triệu người. Năm 1960 đã có 111 thành phố có trên 1 triệu dân. Đến năm 1995 con số này là 280 thành phố và hiện tại là 300 theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc.

Liên Hiệp Quốc cũng cho biết con số các siêu đô thị (có trên 10 triệu dân) trên thế giới cũng tăng từ năm thành phố năm 1975 lên 14 thành phố năm 1995 và dự kiến năm 2015 sẽ là 26 thành phố. Hiện tượng bùng nổ dân số này đang gây áp lực lên cơ sở hạ tầng ở các siêu đô thị, cũng như dẫn tới hiện tượng hoang hóa đất, mất rừng, đánh bắt thủy sản quá mức, thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm nước và không khí.

Thế còn bằng phẳng thì sao?

Khi tôi viết rằng thế giới phẳng thì dĩ nhiên tôi không định nói Trái đất này đang phẳng dần về mặt hình dáng hay chúng ta đang bình đẳng hơn về mặt kinh tế. Tôi muốn nói đến những thay đổi về công nghệ, thị trường và địa chính trị đồng thời diễn ra cuối thế kỷ 20 đã san bằng sân chơi kinh tế toàn cầu, nhờ đó cho phép nhiều người ở nhiều nơi hơn bao giờ hết có thể tham gia nền kinh tế thế giới - và nếu gặp tình thế thuận lợi nhất, họ có thể gia nhập giai cấp trung lưu.

Tin mừng là quá trình phẳng hóa thế giới, chỉ tính riêng ở Trung Quốc và Ấn Độ (theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế), đã đưa 200 triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói khổ sở hồi thập kỷ 1980 và 1990, và đưa 10 triệu người khác lên nấc cao hơn trong chiếc thang kinh tế, trở thành tầng lớp trung lưu. Nhưng khi họ thoát được nghèo đói (thường đó là những người sống ở nông thôn và làm nông nghiệp) thì xuất hiện hàng trăm triệu người bắt đầu có thu nhập, nhờ đó có thể tiêu dùng nhiều hơn và sản xuất nhiều hơn.

Và tất cả những người tiêu dùng này tiến vào sân chơi kinh tế toàn cầu với chủ nghĩa tiêu dùng của riêng họ - được sở hữu xe hơi, nhà cửa, điều hòa không khí, điện thoại di động, lò vi sóng, máy nướng bánh mì, máy tính và máy nghe nhạc iPod - do đó dẫn tới lượng cầu hàng tiêu dùng trở nên khổng lồ. Tất cả những sản phẩm này, từ giai đoạn sản xuất đến khi bị vứt bỏ, đã tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nước cũng như phát thải một lượng rất lớn khí nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Dĩ nhiên điều đó cũng châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh chưa từng thấy để giành được năng lượng, khoáng sản, nước và lâm sản khi những quốc gia mới nổi (và đang tăng trưởng) như Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc mưu cầu sự tiện nghi, thịnh vượng và an toàn về mặt kinh tế cho ngày càng nhiều người dân. Và chúng ta mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Chỉ trong vòng 12 năm nữa, dân số thế giới sẽ tăng thêm khoảng 1 tỉ người, rất nhiều người trong số họ sẽ là nhà sản xuất và người tiêu dùng mới.

Thế nóng bức nghĩa là gì?

Dân số thế giới sẽ chen chúc thêm 2,5 tỉ người trong 40 năm tới.

Từ nửa sau thế kỷ 20, giới khoa học bắt đầu nhận thấy các chất gây ô nhiễm vô hình - được gọi là khí nhà kính - đang tích lũy quá mức trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng lên khí hậu. Các loại khí nhà kính này, chủ yếu là CO2, sinh ra từ nguồn thải công nghiệp, sinh hoạt và phương tiện giao thông, không hề dồn thành đống ở bên đường, trên sông hay được đóng trong hộp hoặc vỏ chai rỗng, mà chúng lơ lửng trên đầu chúng ta, trong bầu khí quyển. Nếu như bầu khí quyển đóng vai trò như một cái chăn giúp điều tiết nhiệt độ Trái đất, thì khí CO2 tích tụ sẽ làm chiếc chăn này dày thêm và làm Trái đất nóng lên.

Để minh họa quá trình này, nhà hóa học năng lượng Nate Lewis ở Học viện Công nghệ California (Mỹ) mô tả như sau: “Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe và cứ hết một dặm đường bạn lại ném nửa ký rác qua cửa sổ. Và tất cả những người đang lái xe hơi hoặc xe tải trên đường đều làm giống như bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Không hay ho gì. Đó chính xác là những gì chúng ta đang làm, chỉ có điều bạn không thể nhìn thấy được thôi. Khác là cứ mỗi dặm đường chúng ta lại vứt ra ngoài trung bình nửa ký CO2 và khí này đi vào bầu khí quyển”.

Những túi CO2 đó từ xe chúng ta bay lên và ở lại trong bầu khí quyển, ngoài ra còn có các túi CO2 từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên, từ những vụ cháy rừng và phá rừng, qua đó giải phóng toàn bộ lượng carbon có trong cây cối và đất.

Và khi chúng ta không quăng các túi CO2 ra ngoài không khí thì chúng ta lại thải các loại khí nhà kính khác như methane (CH4) sinh ra từ canh tác lúa, khoan dầu, khai thác than, xác động vật phân hủy, từ các bãi chôn lấp rác thải rắn và, vâng, thậm chí cả khi gia súc ợ hơi nữa.

Gia súc ợ hơi? Đúng thế. Khí thải từ súc vật nuôi chứa rất nhiều methane, cũng như CO2, khí này không màu và không mùi. Và giống CO2, methane là một trong những loại khí nhà kính mà khi đã bị phát thải vào bầu khí quyển nó cũng hấp thu bức xạ nhiệt từ bề mặt Trái đất.

“Ở cấp độ phân tử, khả năng giữ nhiệt của methane trong khí quyển cao gấp 21 lần CO2 là loại khí nhà kính có nhiều nhất” - tạp chí Science World ngày 21-1-2002 cho biết. “Với 1,3 tỉ con bò ợ hơi gần như cùng một lúc trên toàn thế giới (riêng Mỹ đã có 100 triệu con), không có gì lạ khi methane do súc vật nuôi thải ra là một trong những nguồn khí nhà kính chính trên toàn cầu” - theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA)...

Tom Wirth thuộc EPA nói: “Đó là một phần trong quá trình tiêu hóa thông thường của súc vật. Khi chúng nhai lại, chúng ợ một phần thức ăn đã nuốt lên miệng để nhai và khí methane thoát ra”. Các nhà nghiên cứu khí hậu cho biết một con bò trung bình thải ra 600 lít khí methane một ngày.

Các chuyên gia về khí hậu đều thống nhất rằng nhiệt độ trung bình của Trái đất so với hồi năm 1750 đã tăng lên 0,8OC và từ năm 1970 trở lại đây là thời kỳ nhiệt độ tăng nhanh nhất. Con số 1OC thay đổi nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó vẫn cho bạn thấy tình trạng khí hậu đang có cái gì đó bất ổn - cũng như khi nhiệt độ cơ thể bạn tăng hay giảm chút ít có nghĩa là trong người bạn đang có vấn đề.
Kỳ 2: “Để lại sau” là quá muộn

TT - Đã có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo chúng ta đang tiến vào kỷ nguyên khí hậu mới. Các nhà khoa học đã chỉ rõ trong các số liệu: nhiệt độ trung bình Trái đất thay đổi, mực nước biển dâng cao và băng tan ngày càng nhanh.

Chim hoàng yến đã chết

Sau khi cơn bão Katrina tràn đến Louisiana (Mỹ) vào tháng 8-2005, cũng như nhiều người khác tôi không chỉ thấy thất vọng. Cơn bão Katrina đem lại cảm giác bất an, đặt ra nhiều vấn đề về triết học cũng như về khí tượng học. Ai cũng biết cường độ bão nhiệt đới phụ thuộc nhiệt độ mặt nước biển, và khi Katrina liên tục mạnh lên khi di chuyển đến New Orleans thì nhiệt độ mặt nước biển ở vịnh Mexico cao hơn mức trung bình ở thời điểm này mọi năm khoảng 1OC.

Các nhà khoa học nói rằng cơn bão Katrina mạnh như vậy vì nó đã đi qua “hải lưu vòng” - dòng hải lưu giống như một băng chuyền lưu chuyển nhiệt bức xạ mặt trời đi khắp vịnh. Theo nhiều nhà khí tượng học, sức mạnh bất thường của Katrina là do nước trong vịnh Mexico ấm hơn trước và họ tin nguyên nhân một phần là vì Trái đất nóng lên. Đó mới thật sự là vấn đề phức tạp.

Mười năm trước, mọi người thường nghĩ tình huống xấu nhất là toàn bộ các khối băng mùa hè ở Bắc cực sẽ biến mất vào năm 2070. Một vài người rất bi quan cho rằng thời điểm đó là năm 2040. Còn hiện giờ mọi người đều nói chúng sẽ tan hết chỉ trong vòng vài năm nữa. Hiện tượng băng Bắc cực liên tục tan đã gia tăng đáng kể vào mùa hè này. Một số nhà khoa học cho đây là dấu hiệu cảnh báo - rằng sự nóng lên của Trái đất đã vượt qua điểm giới hạn đáng ngại.

Chuyên gia khí hậu Jay Zwally của NASA cho biết: “Với tốc độ (tan băng) này thì đến cuối mùa hè năm 2012 Bắc Băng Dương sẽ gần như không còn băng, sớm hơn nhiều so với các dự đoán trước đây”. Zwally, hồi nhỏ từng làm việc ở mỏ than, nói: “Bắc cực thường được coi là con chim hoàng yến trong hầm lò cho biết mức độ khí hậu nóng lên. Giờ đây, con chim hoàng yến báo hiệu này đã chết. Đã đến lúc phải bắt đầu rời khỏi hầm lò”.

Tôi đến Úc tháng 5-2007 và gặp phải một đợt thiên tai mà người Úc gọi là “đại hạn hán”. Một đợt hạn kéo dài đã gần bảy năm và trở nên rất nghiêm trọng, đến mức vào ngày 19-4-2007 Thủ tướng John Howard đã phải kêu gọi người dân cùng nắm tay nhau và cầu trời có một cơn mưa lớn. Ông Howard tuyên bố nếu trời không mưa, ông sẽ phải cấm sử dụng nước ở vùng lưu vực sông Murray-Darling cho việc tưới tiêu, trong khi vùng này chiếm đến 40% sản lượng nông nghiệp toàn Úc. Người Úc bị sốc.

Nhưng ông Howard không hề đùa. Khi tôi phỏng vấn ông ở văn phòng thủ tướng tại Sydney, ông bảo: “Tôi đã nói với người dân là họ phải cầu mưa. Tôi không hề có ý mỉa mai gì trong đó cả”. Và điều buồn cười ở chỗ: thực tế trời đã bắt đầu mưa chút ít! Ông Howard kể tôi nghe câu chuyện của một nghị sĩ quốc hội, người Đảng Tự do như ông, sống ở vùng Mallee thuộc phía bắc bang Victoria, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán. Ông này đã gọi cho Howard để kể rằng cuối cùng khi có mưa, bọn trẻ nhà ông đã sung sướng nhảy nhót giữa trời vì chúng đều chưa đến 6 tuổi và chưa hề biết tắm mưa là như thế nào. Trận “đại hạn hán” đã kéo dài từ lúc chúng ra đời cho tới lúc đó.

Nhưng cầu mưa không thì chưa đủ. Trong cuộc bầu cử diễn ra sau đó ở Úc, lần đầu tiên biến đổi khí hậu - đặc biệt là việc chính phủ của Howard thất bại trong chính sách và phải nhờ đến cầu nguyện - đã trở thành một trong ba vấn đề hàng đầu được quan tâm khi bỏ phiếu, hai vấn đề còn lại là các quy định của công đoàn và lãi suất cầm cố. Kết quả thăm dò cho thấy lý do chính khiến ông Howard bị Đảng Lao động đánh bại là vì vài năm trước ông đã kiên quyết không đồng ý để Úc gia nhập Nghị định thư Kyoto. Ngay sau cuộc bầu cử, vào tháng 12-2007, đối thủ giành thắng lợi trước ông Howard là Kevin Rudd đã tự tay trình lên Liên Hiệp Quốc tập văn bản phê chuẩn Nghị định thư Kyoto tại hội nghị về biến đổi khí hậu được tổ chức ở Bali (Indonesia). Đó là động thái ngoại giao quốc tế đầu tiên của ông Rudd.

Không thể tiếp tục phá hoại rồi nghĩ rằng sẽ phục hồi sau

Jim Yardley, đồng nghiệp của tôi ở New York Times, đưa tin từ Trung Quốc (ngày 5-2-2007) cho biết con rùa cái mai mềm khổng lồ sông Dương Tử cuối cùng trên thế giới đang sống tại một vườn thú cũ nát ở Trường Sa (tỉnh Hồ Nam), trong khi con rùa đực duy nhất của loài này hiện đang sống tại một vườn thú khác ở Tô Châu, và cặp rùa già này là “hi vọng cuối cùng để duy trì nòi giống loài rùa nước ngọt được coi là lớn nhất thế giới”.

Yardley tả con rùa cái như sau: “Nó được cho ăn theo chế độ đặc biệt toàn thịt tươi, sống trong một bể nước nhỏ làm bằng thủy tinh chống đạn. Có một camera theo dõi mọi hoạt động của nó. Ban đêm có nhân viên bảo vệ. Mục tiêu rất đơn giản: con rùa này không được chết... Nó đã 80 tuổi và nặng hơn 40kg”. Còn con rùa đực không chắc lắm sẽ là bạn đời của nó thì “đã 100 tuổi và nặng hơn 90kg”.

Theo báo cáo gần nhất, các nhà khoa học dự định đầu tiên sẽ thử thụ tinh nhân tạo, sau đó (nếu thất bại) sẽ cho hai con ở chung một bể vào mùa sinh sản xuân 2008. “Đối với nhiều người Trung Quốc, rùa là con vật biểu trưng cho sức khỏe và sự trường thọ - Yardley viết - nhưng thiên tiểu thuyết về hai con rùa mai mềm khổng lồ này còn là biểu tượng cho tình trạng thiên nhiên hoang dã và đa dạng sinh học đang bị đe dọa ở Trung Quốc”, nơi mà sự ô nhiễm, săn bắn tự do và phát triển kinh tế quá nhanh đang phá hủy môi trường sống và tiêu diệt các loài động thực vật với tốc độ đáng sợ.

Đây không chỉ là vấn đề của các vườn thú... Tổ chức Bảo tồn quốc tế lưu ý cứ 20 phút, ngoài một loài sinh vật bị tuyệt chủng còn có 485ha rừng bị cháy, bị phá vì mục đích kinh tế. Lượng CO2 thoát ra từ phá rừng còn lớn hơn lượng phát thải của toàn bộ các phương tiện giao thông trên thế giới cộng lại, bao gồm ôtô con, xe tải, máy bay, tàu hỏa và tàu thủy. Độ che phủ rừng giảm có nghĩa môi trường sống của các loài sinh vật bị thu hẹp, do đó chúng phải di chuyển đi nơi khác hoặc thích nghi.

Những loài di chuyển hoặc thích nghi được thì sống sót, còn những loài không có khả năng đó sẽ tuyệt chủng. Lâu nay chúng ta phá hoại môi trường tự nhiên một cách thiếu suy xét và điều đó không khác gì con chim tự phá tổ, con cáo tự phá hang, con hải ly tự phá đập ngăn nước. Chúng ta không thể tiếp tục làm như vậy và giả bộ như việc đó xảy ra ở đâu đó. Và chúng ta không thể tiếp tục phá hoại rồi nghĩ rằng chúng ta sẽ phục hồi sau.

“Để lại sau” là hành vi xa xỉ của thế hệ trước, kỷ nguyên trước, nền văn minh trước, thời đại trước. Nhưng trong kỷ nguyên năng lượng - khí hậu hiện nay, với tốc độ tuyệt chủng của sinh vật và phát triển của con người ngày càng tăng, cụm từ “để lại sau” sẽ bị xóa khỏi từ điển. Trong thời gian biểu của bạn sẽ không thể có hành động “để lại sau” nếu bạn muốn làm những điều giống như hồi nhỏ. “Để lại sau” thì chúng sẽ biến mất, bạn sẽ không bao giờ còn làm được những việc đó nữa. “Để lại sau” nghĩa là quá muộn, vì thế nếu chúng ta muốn giữ lại bất cứ thứ gì, chúng ta phải làm ngay hôm nay.


Kỳ 3: Nghèo năng lượng.


TT - Nếu bạn ngắm những bức ảnh vệ tinh chụp Trái đất ban đêm, bạn sẽ thấy vô cùng ấn tượng. Những tia sáng mỏng manh lung linh khắp châu Âu, châu Mỹ và châu Á, trong khi nhiều dải đất thuộc châu Phi lại tối đen như mực. Thực tế năng lượng chính là đứa trẻ mồ côi lâu nhất của châu Phi.

Chiếc xe Toyota Prius Hybrid là ví dụ về một hệ thống mới thay thế hệ thống cũ và tạo ra một vật có chức năng mới tốt hơn cả tập hợp các bộ phận của nó

Có người sẽ đặt câu hỏi tại sao làn sóng nghèo đói, HIV/AIDS, nước kém an toàn và bệnh sốt rét ở đây có thể cải thiện được, còn năng lượng vẫn không được giải quyết? Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hiện tại sản lượng điện hằng năm của Hà Lan đã bằng toàn bộ vùng Hạ Sahara của châu Phi, trừ Nam Phi, tức là 20 gigawatt. Cứ mỗi hai tuần, Trung Quốc sản xuất thêm 1 gigawatt điện, bằng với lượng điện 47 nước vùng Hạ Sahara sản xuất thêm trong một năm, không tính Nam Phi.

Khoảng cách cấp số nhân

Nhà vật lý, chuyên gia khí hậu Joseph Romm nhắc tôi rằng “Từ “đối thủ” (rival) thật ra có nghĩa gốc chỉ những người cùng sống dựa vào một con sông (river) - anh hãy tra thử mà xem”. Tôi đã tra. Từ điển Random House Webster’s Unabridged viết: “Gốc từ “rivalis”: người sử dụng chung một dòng nước với người khác”. Chỉ cần hiện tượng trái đất nóng lên diễn ra ở mức nào đó gần như ước tính thôi là thế giới sẽ có thêm rất nhiều người trở thành đối thủ của nhau.

Mặc dù mức chênh lệch sản lượng này là quá lớn, nhưng vấn đề nghèo năng lượng lại rất ít được đem ra thảo luận. Trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc và các cơ quan phát triển quốc tế lớn nhất đặt ra hồi năm 2000 không có mục tiêu người dân trên toàn thế giới có điện sinh hoạt.

Các mục tiêu thiên niên kỷ này bao gồm từ giảm một nửa số người rất nghèo đói cho đến cung cấp giáo dục tiểu học cho trẻ em trên toàn cầu, và phải đạt được vào năm 2015. Làm sao chúng ta có thể xóa nghèo tận gốc nếu không xóa bỏ được tình trạng nghèo năng lượng?

Trong thế giới nóng bức, ngày càng bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên của Trái đất, bạn hãy đoán xem ai là người chịu thiệt hại nhiều nhất? Chính là những người ít gây ra thực trạng đó nhất - những người nghèo nhất trên thế giới, không có điện, không có ôtô, không có nhà máy điện, và hiển nhiên là không có nhà máy để phát thải CO2 vào không khí. Rất nhiều người trong số 2,4 tỉ dân đang sống với mức thu nhập dưới 2 USD một ngày đang cư trú ở những vùng nông thôn và sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào đất, rừng và các loại cây trồng.

50 năm trước, nếu bạn là một người nghèo sống ở một nước đang phát triển và không có điện, hẳn bạn rất thiệt thòi. Nhưng mặc dù giữa bạn và người dân các nước phát triển có khoảng cách rất lớn cũng không phải không thể vượt qua được. Bạn vẫn có thể viết thư bằng giấy và bút, vẫn có thể đi bộ đến bưu điện để gửi thư, vẫn có thể tìm ra một thư viện ở thủ đô và đọc sách in ngay cả khi bạn phải đi bộ đến năm mươi dặm. Nói cách khác, có sự chênh lệch, mặc dù lớn, nhưng không phải không thể vượt qua.

Hãy tua nhanh về thời hiện tại. Nếu không có điện, bạn không thể tiếp cận được với tất cả các thư viện, tất cả các hộp thư và gần như tất cả cửa hàng, nhà sản xuất trên thế giới. Vì nếu không có điện bạn không thể sử dụng được máy tính, trình duyệt, mạng Internet, trang web, Google, Hotmail hay bất cứ hình thức email hoặc thương mại điện tử nào. Do đó, bạn không thể tìm kiếm được thư viện trên mạng, không thể mua hàng với giá thấp nhất, không thể gửi hay nhận email với bất cứ ai từ bất cứ nơi nào trên thế giới và không thể viết thư, viết sách hay viết một kế hoạch kinh doanh trên màn hình - cách làm này cho phép bạn thực hiện động tác cắt dán chỉ bằng một cái nhấp chuột.

Có nghĩa là bạn không thể sử dụng những công cụ cơ bản nhất mà mọi người trên thế giới phẳng đều đang dùng để cạnh tranh, kết nối và hợp tác. Đó là lý do tại sao trong thế giới phẳng, khoảng cách giữa những người có điện và người không có điện đang tăng lên theo cấp số nhân chứ không phải theo cấp số cộng.

Chiếc Toyota Prius Hybrid và năng lượng sạch

Kể từ khi xảy ra cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản hiện đại nổi lên, nền kinh tế thế giới luôn dựa vào cái mà tôi gọi là hệ thống nhiên liệu bẩn. Hệ thống nhiên liệu bẩn có ba thành tố chính: thứ nhất là nhiên liệu hóa thạch bẩn, rẻ và dồi dào; thứ hai là việc sử dụng hoang phí nhiên liệu đó trong nhiều năm như thể chúng không bao giờ cạn kiệt; và thứ ba là việc khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên khác - không khí, nước, đất, sông ngòi, rừng và hải sản - như thể chúng có trữ lượng vô hạn. Khi hệ thống này hoạt động, nó xem ra rất hiệu quả. Đó là một hệ thống, và nó đã gắn bó sâu sắc với cuộc sống.

Nhưng chúng ta không thể đi tiếp với hệ thống nhiên liệu bẩn đó nữa. Những hậu quả về năng lượng, khí hậu, đa dạng sinh học, địa chính trị và nghèo năng lượng nó gây ra sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mọi cá nhân trên hành tinh này, và cuối cùng sẽ đẩy chính sự sống trên trái đất vào tình thế hiểm nghèo.

Không may là cho đến hiện tại, chúng ta chỉ tìm cách giải quyết những vấn đề mà từng thành tố của hệ thống nhiên liệu bẩn gây ra, mỗi lần lại phải xử lý một vấn đề thay vì thiết lập một hệ thống mới thay thế hệ thống cũ. Kết quả là khi chúng ta cố giải quyết một vấn đề thì lại gây ra hoặc làm trầm trọng thêm một vấn đề khác.

Chúng ta cần xây dựng hệ thống mới. Chiếc xe Toyota Prius Hybrid chính là ví dụ hoàn hảo về một hệ thống mới thay thế hệ thống cũ và tạo ra một vật có chức năng mới tốt hơn cả tập hợp các bộ phận của nó. Xe Prius không tốt hơn các xe khác mà là một hệ thống tốt hơn. Prius có phanh, tất cả các xe khác đều có phanh. Prius có ắc quy, tất cả các xe khác đều có ắc quy. Prius có động cơ, tất cả các xe khác đều có động cơ.

Cái mới ở Prius là người thiết kế ra nó coi nó là một hệ thống có thể thực hiện nhiều hơn một chức năng, chứ không chỉ là tập hợp của một loạt bộ phận có chức năng cơ bản làm quay bánh xe. Họ tự nhủ: “Thay vì dùng xăng trong bình, tại sao ta không dùng năng lượng từ phanh để tạo ra dòng điện, sau đó tích điện đó trong ắc quy để chạy xe cho đến hết thì thôi? Và khi xe Prius xuống dốc, ta cũng tích động năng sinh ra khi bánh xe quay vào ắc quy để dùng làm năng lượng cho xe lên dốc”.

Nói cách khác, bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, từ việc tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu lên chút ít, Toyota đã thực hiện một bước nhảy vọt: một chiếc xe có thể tự tạo ra năng lượng. Toyota đã đi từ giải quyết một vấn đề (làm thế nào để tăng quãng đường đi được trên 1 lít xăng) tới một cải tiến hoàn toàn mới (làm thế nào để chiếc xe tự sản xuất ra năng lượng, đồng thời tiêu thụ ít năng lượng hơn).

Công ty này đã tạo ra một hệ thống với sản phẩm có giá trị hơn nhiều so với một chiếc xe đơn thuần chỉ là tập hợp các bộ phận của nó, nhờ đó những người lái xe bình thường như tôi và bạn cũng có thể làm được những điều phi thường như chạy 21,3km mà chỉ mất 1 lít xăng. Và khi bạn bắt đầu làm việc một cách có hệ thống, lợi ích đem lại sẽ là vô tận, và cơ hội có được cũng vô tận.

Giờ đây, thách thức của từng quốc gia và của cả nền văn minh là phải xây dựng được một hệ thống năng lượng sạch để bạn có thể làm được chính điều tôi vừa nói trên: cho phép những người bình thường có thể làm được những điều phi thường. Xây dựng hệ thống đó bao gồm tạo ra điện sạch, liên tục cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên và tăng cường bảo vệ môi trường.

Đây là thách thức lớn nhất của chúng ta vì chỉ với hệ thống đó, toàn bộ nền kinh tế thế giới mới có thể tăng trưởng, không chỉ chấm dứt được việc làm trầm trọng hơn mà đồng thời còn hạn chế được mất cân bằng cung cầu năng lượng, vai trò thống trị của dầu mỏ, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và nghèo năng lượng.

THOMAS FRIEDMAN (Nguyễn Hằng dịch)


__________________

Thay vì đào mỏ hoặc khoan giếng sâu hơn vào lòng đất, bạn phải khai thác sâu hơn chính bản thân, công ty hoặc cộng đồng của bạn. Điều này đòi hỏi lối tư duy hoàn toàn mới.
__________________

6Mua sách của Friedman Empty Re: Mua sách của Friedman Tue Mar 02, 2010 6:01 pm

lonelyplanet

lonelyplanet
lonelyplanet

lonelyplanet

Bài gửi : 1038

Birthday : 23/07/1993

Đến từ : Noi can phai ra di

Status : Luôn luôn lắng nghe


Quản trị viên

Quản trị viên
Thế giới phẳng đc xem là "cuốn sách gối đầu của thế hệ trẻ thế kỉ 21''.
Nhớ đok nha các bạn. Để hjểu thêm về thế giới. Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắg

7Mua sách của Friedman Empty Re: Mua sách của Friedman

Sponsored content

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Style of Google. Code by Juskteez